![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() |
![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Asean và ảnh hưởng của cường quốc
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Khi Hoa Kỳ trở thành nước đầu tiên cử đại sứ tại khối Asean, và Hillary Clinton trở thành ngoại trưởng Mỹ đầu tiên tới thăm
trụ sở Asean, quan sát viên trong vùng đang nói tới cuộc tranh giành ảnh hưởng mới giữa các siêu cường tại vùng Đông Nam Á.
Trong nhiệm kỳ thứ hai của chính quyền George W. Bush, do bận tâm với các vùng khác trên thế giới, Hoa Kỳ đã phần nào lơi là quan hệ của họ với Asean. Condoleeza Rice, ngoại trưởng Hoa Kỳ khi ấy, đã hai lần hoãn chuyến đi của bà tới Asean trong 2005 và 2007 chỉ vì các vấn đề cấp bách khác cần giải quyết. Cuộc chiến tại Iraq, và tình hình Trung Đông trở nên nóng bỏng khiến cho người đứng đầu Bộ ngoại giao Hoa Kỳ phải xếp lại lịch trình, bỏ thời gian và công sức giải quyết. Rồi có người than phiền rằng trong chính sách ngoại giao của tòa Bạch ốc đối với Á châu, chính quyền Bush có vẻ chú ý nhiều hơn tới Trung Quốc và Bắc Hàn. Asean nằm rất xa trong nghị trình. Tình hình nay đã khác. Một loạt các tuyên bố đưa ra từ giới chức Mỹ xung quanh hội nghị thượng đỉnh Asean lần thứ 14 cho thấy Hoa Kỳ đang theo đuổi một đường lối ngoại giao mềm mỏng và thân thiện hơn với Asean. Phát biểu của ngoại trưởng Clinton, cuộc họp báo của đại sứ Mỹ tại Asean, Scot A Marciel, và bài viết trên báo Thái Lan của đại sứ Mỹ tại Bangkok, Eric G. John, đều cho thấy điều này. Tựu trung lại các nhà ngoại giao Mỹ muốn thấy Asean trở thành đối tác của Hoa Kỳ trong nỗ lực chống khủng bố, thay đổi khí hậu, ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm. Và mang lại thay đổi cho Miến Điện. Quan chức Asean tỏ ý hoan nghênh thái độ liên kết mới của Mỹ. Tổng thư ký khối Asean Surin Pitsuwan tin rằng, sau nhiều năm bận tâm tại các vùng khác trên thế giới, Hoa Kỳ nay đang nhìn về Asean với một cách nghiêm túc hơn. Ở chốn riêng tư giới phân tích dự đoán sự chuyển hướng trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ có thể sẽ làm cho tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc tại vùng Đông Nam Á gia tăng về cường độ. Nó chủ yếu liên quan đến ganh đua về thế lực giữa Mỹ và Trung Quốc. Thế lực cân bằng Trong bối cảnh Nhật Bản giảm dần ảnh hưởng, Trung Quốc và Ấn Độ gia tăng uy tín và thực lực kinh tế, trong hai thập niên gần đây Đông Nam Á đã đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại ổn định trong vùng. Vị thế chính trị của Asean trên trường quốc tế gia tăng một phần vì khả năng của khối duy trì được thế cân bằng liên quan đến quyền lợi của các nước lớn trong vùng.
Lãnh đạo Asean đã ‘thu phục’ được ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Nam Hàn ngồi họp cùng nhau trong cơ cấu Asean+3. Về sau Asean+3 mở rộng cho Ấn Độ, Úc và Tân Tây Lan tham gia. Sáu nước này, cùng Asean, hình thành cơ chế thượng đỉnh mới, đó là Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. (East Asean Summit) Cứ cho là thời gian qua Asean đã thành công trong việc cân bằng ảnh hưởng của Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Hàn, chuyên gia chờ đợi một cách hứng thú thời gian tới Asean sẽ cân bằng chính sách ra sao khi Mỹ quyết định tham gia cơ chế vùng với một sự năng động mới. Trong thời gian qua Asean có thể đã thành công trong việc xác đinh vị thế độc lập (tức không ngả theo bên nào) trong mối liên hệ với các nước lớn. Điều này không có nghĩa rằng sự việc sẽ cứ như vậy trong thời gian tới. Giành ảnh hưởng Một số người đang nói đến xu thế các cường quốc đẩy mạnh tranh giành ảnh hưởng trong từng nước thành viên khối Asean. Có người nói đại cường này hay siêu cường khác đang dùng vùng Đông Nam Á để thực hiện một cuộc chiến từ xa. Dấu hiệu của chuyện này, theo họ, là thời gian qua một số nước hội viên Asean đã nghiêng quá gần về phe của một hay hai cường quốc nào đó. Bằng chứng họ đưa ra là, dù đang bị phương Tây cấm vận, Miến Điện đã dựa vào Trung Quốc và Ấn Độ rất nhiều về mậu dịch và đầu tư. Trong khi các quốc gia dọc sông Mekong là Lào, Campuchia và Việt Nam đang nhận được các khoản đầu tư lớn lao từ khối công ty và chính phủ Trung Quốc. Thái Lan và Philippines có vẻ nghiêng về Mỹ qua các hiệp ước phòng thủ truyền thống ký với Washington. Một quan chức khối Asean, trả lời phỏng vấn trên tờ The Jakarta Post, nói rằng Asean biết đến khả năng các nước lớn tranh giành ảnh hưởng. Vị quan chức muốn ẩn danh nói: “Quan trọng là làm sao đạt được sự cân bằng, và phục vụ chúng cao nhất cho lợi ích của mình” .
Quan chức này nói thêm Asean không muốn Hoa Kỳ dùng diễn đàn Đông Nam Á để ngăn ngừa ảnh hưởng của Trung Quốc. Hoặc Trung Quốc ngăn cản Ấn Độ. Với chính sách mới công bố của Mỹ về Asean, và quan tâm của Hoa Kỳ muốn ký Hiệp ước Hòa hoãn và Hợp tác, (Treaty for Amity and Cooperation) tiền đề để gia nhập diễn đàn Thượng đỉnh Đông á, chuyên gia tin rằng Mỹ đang muốn gây ảnh hưởng nhiều hơn trong khối Asean. Diễn đàn này là một trong nhiều cuộc họp cấp cao hàng năm của vùng Đông Nam Á mà Hoa Kỳ bỏ ngỏ, để cho Trung Quốc trở thành cường quốc duy nhất tham dự. Theo Kishore Mahbubani, chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học quốc gia Singapore, lịch sử cho thấy xung đột về quyền lợi địa lý luôn xảy ra giữa một bên là cường quốc lớn trên thế giới. Và bên kia là cường quốc đang nổi lên. “Lẽ ra chúng ta phải chứng kiến Mỹ và Trung Quốc đấu nhau rất mạnh ở vùng Đông Nam Á”. “Ai cũng ngạc nhiên là trong tám năm qua, điều này chưa thấy xảy ra.” |
Diễn đàn BBC
CÁC BÀI LIÊN QUAN
![]() 01 Tháng 3, 2009 | Thế giới
![]() 01 Tháng 3, 2009 | Thế giới
![]() 01 Tháng 3, 2009 | Thế giới
![]() 28 Tháng 2, 2009 | Thế giới
![]() 28 Tháng 2, 2009 | Thế giới
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||